Archive for the Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Category
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương
Nhóm lớp: 25-36 tháng
- Mục đích yêu cầu:
– Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
– Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
– Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
– Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Chuẩn bị:
– Đĩa CD có hình ảnh con vịt
– Tranh con vịt, trứng vịt
– Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
– Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
- Tiến Hành:
- Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
- Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “ Một con vịt”
- Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc
Chủ Đề: Bé và chim
Đề tài: Chơi với chim
Lớp : 12-18 tháng
- Mục đích yêu cầu:
-Phát triển kỹ năng vận động, trẻ biết vận động nhún nhảy, chạy theo cô làm chim.
– Trẻ nhận biết được hình ảnh bên ngoài của con chim.
– Trẻ biết đọc vuốt theo cô, nói được từ chim, làm động tác mô phỏng theo cô.
– Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và chơi cùng cô.
- Chuẩn bị:
– Tranh con chim
– Lồng chim có tiếng kêu
– Các con chim bằng học cụ
III. Hoạt động:
- Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cô cho cháu ngồi xung quanh cô.
Cô và bé cùng chơi “ú.. à”.
Cô đưa tranh con chim đang hót ra và trò chuyển cùng trẻ:
– Tranh con gì đây?
Cô nhắc lại từ: “chim hót” và cho trẻ lập lại theo cô.
Cô đọc thơ: Con chim, (2 -3 lần)
Bài thơ: Chim hót líu lo
Chào cô, chào cô
Chim kêu ríu rít
Thích thích thích thích.
Giáo dục trẻ biết chào cô, chào ba mẹ.
Hoạt động 2: Chim hót
Cô cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng gì?
Cô đưa mô hìn chim cho trẻ quan sát.
Cho một số trẻ lên chỉ con chim và nói: con chim.
Cô đọc lại bài thơ chim hót và cho trẻ đọc theo cô.
Hoạt động 3: Chim mẹ chim con
Cô mở nhạc bài chim mẹ, chim con.
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con cùng chạy theo cô và vận động theo bà hát: nhảy lên làm chim bay cao, tay vỗ làm cánh, đưa tay lên miệng làm chim hót.
Kết thúc
Giáo án tay thơm tay ngoan
VĐMH: Tay thơm tay ngoan.
Nghe hát: Thật đáng chê.
TCÂN: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Dạy trẻ hát rõ lời, đúng nhịp, nhớ tên bài hát. Trẻ hát được theo cô nhịp nhàng., rõ lời, hiểu nội dung.
READ MORE
Giáo án văn học thơ hoa kết trái
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đồ dùng đồ chơi:
- Phương pháp:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
* Tổ chức lớp: – Cô cùng trẻ hát vận động” màu hoa” . – Cô hỏi trẻ : + Con vừa hát bài gì? +Bài hát nói về những màu hoa gì? – Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà . * Nội dung: 1. Bé nghe cô đọc thơ: – Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm. – Bài thơ có tên là gì? – Bài thơ do ai sáng tác.? – Khi nghe tên bài thơ’’ hoa kết trái’’ các con liên tưởng đến điều gì? – Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái. – Cô đọc lần 2: kết hợp với hình ảnh minh họa bài thơ trên máy tính. 2. Bé tìm hiểu bài thơ: – Trong bài thơ có những hoa gì? – Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu. – Cô đọc: Hoa cà tim tím . – Hoa cà sẽ kết thành quả gì? – Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát. – Con thấy quả cà như thế nào? – Hoa gì trong bài thơ có màu vàng? – Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì? – Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì? – Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon. – Còn những loại hoa nào nữa. – Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió. – Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác nhau.Hoa không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì? – Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành… 3. Bé đọc bài thơ: – Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng: – Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần. – Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường . – Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc. – Cho các nhóm đọc bài thơ. – Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ – Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ. – Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ. * Kết thúc: – Củng cố nội dung bài học. – Cô giáo dục trẻ. – Cho trẻ hát bài: ra vườn hoa. | – Hát vận động. – Lắng nghe – Quan sát. – Lắng nghe. – Vâng ạ. – Lắng nghe. – Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận, hoa đỗ, hoa vừng. – Quả cà. – Hoa mướp. – Hoa lựu như đốm lửa. – Không được hái hoa tươi. – Lắng nghe. – Đọc đồng thanh. – Đọc theo tiết tấu. – Đọc thơ. – Lắng nghe. – Hát vận động. |
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
VĐTN: Vỗ tay theo nhịp
NH: Bé chúc xuân
TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích – Yêu cầu
*Kiến thức – Kỹ năng
– Dạy trẻ hát diễn cảm bài hát, đúng lời, rõ nhịp, nhịp điệu, giọng vui tươi, sôi nổi
– Dạy trẻ biết vỗ tay theo nhịp, kết hợp với bài hát.
– Trẻ nhớ tên bài hát, tên trò chơi, luật chơi.
*Phát triển
– Tai nghe âm nhạc, trí nhớ, ngôn ngữ
– Sự hứng thú, tích cực trong trò chơi
*Giáo dục
– Yêu ngày Tết cổ truyền của dân tộc
– Lòng yêu kính ông bà, cha mẹ
– Dạy hát: PP: BDDC
BP: Luyện tập
– VĐTN: PP: Luyện tập
BP: Sửa sai
– NH PP: BDDC
BP: Giải thích
– TCVĐ PP: Thực hành
BP: Thực hành
1. Dạy hát
– Cho trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi
– Các con ơi, sáng nay cô gặp bạn búp bê, mẹ bạn mới mua cho bạn thật nhiều áo mới để mặc vào ngày Tết. Bạn hát tặng cho lớp mình một bài hát. Bây giờ, cô sẽ hát bài hát nói về tết cổ truyền rất hay. Cô hát cho các con nghe nhé.
– Cô hát mẫu lần 1 + đàn
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì ?
+ Thưa cô bài “Tết đến rồi”
– Cô hát mẫu lần 2 + đàn
– Bây giờ, các con cùng hát với cô nhé
– Trẻ tấp hát với cô 2-3 lần
+ Mời từng tổ hát + sửa sai
+ Mời 1-2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe
+ Sau đó cả lớp hát (nếu còn thời gian).
2. Vận động minh hoạ
– Các con hát rất là hay, để bài hát hay hơn nữa, cô sẽ dạy các con vỗ tay theo nhịp bài “Tết đến rồi” nha !
– Muốn vỗ tay đúng và đẹp, các con nhìn xem cô vỗ tay như thế nào nhé.
+ Cô vỗ mẫu lần 1.
+ Muốn vỗ cho thật hay, đầu tiên cô sẽ vỗ vào chữ “Tết” của bài hát và cứ thế vừa hát vừa vỗ tay cho đến hết bài hát.
+ Vỗ nghỉ, vỗ nghỉ, vỗ nghỉ
+ Cô vỗ mẫu lần 2.
– Cho cả lớp làm lại vỗ nghỉ 2-3 lần
+ Cho cả lớp thực hiện
+ Mời tổ, nhóm, có dụng cụ cho trẻ vỗ.
+ Cả lớp
3. Nghe hát
– Hôm nay, cô thấy lớp mình học ngoan nên bây giờ cô sẽ hát thưởng cho các con 1 bài hát nha! Đó là bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 1
+ Cô vừa hát bài gì vậy các con ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 2 và làm động tác minh hoạ
* Giáo dục: Các con ơi, em bé trong bài hát rất là giỏi nè, bé biết chúc tết mọi người những lời chúc tốt đẹp. À! thế các con có giỏi như bạn không nè ?
4. Trò chơi
– Để thưởng các con, bây giờ cô cho các con chơi trò chơi nhé. “Ai đoán giỏi”
– Hỏi trẻ lại cách chơi, luật chơi.
– Cô nhắc lại.
– Cả lớp cùng chơi 2-3 lần
5. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
I. Mục đích – Yêu cầu
-Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp được.
– Trẻ nhớ nội dung bài hát
– Trẻ say mê nghe cô hát.
– Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trong trò chơi đồ chơi trong lớp mầm non.
* Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, tai nghe, chú ý, tri nhớ, ngôn ngữ
*Giáo dục: Yêu thiên nhiên, lòng kính yêu ông bà cha mẹ
– Đàn, máy Cassette, bộ gõ
* Dạy hát:
– Cô đàn một đoạn nhạc, đố trẻ tên bài hát.
– Cô hát mẫu
– Bắt nhịp cả lớp hát vài lần.
– Tổ, nhóm hát
– Cá nhân
* Nghe hát
+ Hôm nay cô đố các con bài hát nào cô sắp hátnói về em bé giỏi biết chúc tết mọi người ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô bddc + đàn lần 1
– Đàm thoại
– Bài hát nói về điều gì ?
– Cô bddc + đàn lần 2
* VĐMH
– Bạn nào biết vỗ tay theo nhịp vỗ như thế nào ?
– Cô vỗ mẫu
– Cô ráp lời bài hát + vỗ tay cho trẻ cùng làm theo vài lần. Cô quan sát, sửa sai.
– Mời tổ, nhóm.
*TCÂN
– Hôm nay cô sẽ cho các con chơi “Ai đoán giỏi”
– 1 trẻ nói luật chơi
– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.